“Cơn khát” nhân sự ngành IT trong thị trường Nhật? Vấn đề năm 2020? Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc thiếu hụt đó?

Mục lục

1. Có đang thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin? Vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực là ngành nào?

1.1 Năm 2020, 2030 sẽ thiếu bao nhiêu kỹ sư IT?
1.2 Lĩnh vực nào đang cần kỹ sư IT nhất?
1.3 Lĩnh vực web (Phát triển Game, app) có thiếu không?
1.4 Kỹ sư hệ thống (SE) cũng không đủ!
1.5 Lập trình Java cũng đang thiếu?
1.6 Kỹ sư hạ tầng cũng đang thiếu?

2.Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt Kỹ sư IT là gì?

2.1 Kỹ sư IT không theo kịp tốc độ phát triển của thời đại
2.1.1 Unity
2.1.2 AI
2.1.3 Big data
2.1.4 Kỹ thuật cân bằng tải (Load balancing)
2.2 Độ tuổi trung bình của công ty công nghệ cao ngày càng trẻ hóa, kĩ sư trên 40 tuổi khó giữ được chỗ đứng
2.3 Thời gian làm việc trong công ty kỹ thuật công nghệ cao thường nhiều, các kĩ sư khó duy trì công việc lâu dài

3.Lĩnh vực IT nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

3.1 Big data
3.2 Dịch vụ Web
3.3 Game
3.4 AI
3.5 IOT
3.6 VR (thực tế ảo)
3.7 Tiền ảo

4.Đối sách của vấn đề thiếu Kỹ sư IT là gì?

4.1 Chính phủ tổ chức những khóa học thực tiễn hướng đến đối tượng kĩ sư từ 30 ~ dưới 50 tuổi.
4.2 Doanh nghiệp chấp nhận hình thức tuyển dụng linh hoạt: Freelance
4.3 Doanh nghiệp thực hiện phát triển Offshore

5.Nâng cao năng suất lao động để giải quyết bài toán thiếu nhân lực? Phương pháp là gì?

5.1 Tạo môi trường làm việc năng động, về nhà sớm!
5.2 Lập mục tiêu hàng ngày
5.2.1 Thiết lập mục tiêu
5.2.2 PDCA
5.2.3 Lặp đi lặp lại “Tại sao” 5 lần

6.Các nước khác có đang gặp phải tình trạng thiếu kĩ sư ?

1. Đang thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin? Vị trí thứ 1 trong bảng xếp hạng ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực là ngành nào?

Lĩnh vực IT vốn đã “nổi tiếng” đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực. Vậy cụ thể trong lĩnh vực IT, ngành nghề nào đang cần bổ sung “nguồn máu” nhiều nhất?

Theo Kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và những chuyển biến trong tương lai của nguồn nhân lực IT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thực hiện vào năm 2016, lĩnh vực IT vốn từ lâu đã thiếu hụt nhân lực, ngành nghề trong tương lai sẽ cần bổ sung một nguồn lực lớn cả về lượng và về chất là các ngành kỹ thuật IT công nghệ cao như:

  • Big data
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • IOT
  • Robot

Con số thiếu hụt của ngành Kỹ thuật IT công nghệ cao được dự đoán vào năm 2020 lên đến khoảng 48,000 người.

 

1.1 Năm 2020, 2030 sẽ thiếu bao nhiêu kỹ sư IT?

Nhìn vào số liệu thiếu hụt nhân lực Kỹ sư IT trong tương lai trong báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng đến lĩnh vực IT mà còn là 1 cú sốc lớn đối với chính phủ Nhật Bản trước nỗi lo về tương lai nền công nghiệp của đất nước.

Ngay từ năm 2019, lượng cung đã giảm kỉ lục, đi ngược hoàn toàn với nhu cầu tuyển đang ngày càng gia tăng. Dự đoán sẽ xảy ra việc thiếu hụt trầm trọng:

  • Năm 2020: thiếu 369,000 người
  • Năm 2030: thiếu 789,000 người

1.2 Lĩnh vực nào đang cần Kỹ sư IT nhất?

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đặt các lĩnh vực sau vào nhóm “Kỹ thuật IT công nghệ cao”:

  • Big data
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • IOT
  • Robot

Trong đó Bộ dự đoán AI, Big data và IOT tương lai sẽ thiếu nhân lực nhiều nhất.

1.3 Lĩnh vực web (Phát triển Game, App) có thiếu nhân lực không?

Từ khi điện thoại thông minh phát triển rầm rộ, lĩnh vực Web vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình. Các Kỹ sư IT Web tiêu biểu là Java luôn được nêu tên làm ví dụ điển hình tại thời điểm hoàng kim của Web. Dưới đây là những lĩnh vực tiêu biểu của Web:

  • Thương mại điện tử
  • Cổng thông tin điện tử
  • SNS
  • Trò chơi mạng xã hội
  • Trang tổng hợp thông tin

Hiện tại, kể cả những Kỹ sư IT gắn bó với hệ thống nghiệp vụ khi đối mặt với nhu cầu của thời đại cũng phải gật gù đồng ý rằng “Chuyển về làm Web sẽ tốt hơn đấy”. Nhu cầu Kỹ sư IT Web từ nay về sau không cần bàn cãi, chắc chắn sẽ tăng nhanh theo xu hướng của toàn ngành IT.

1.4 Kỹ sư hệ thống (SE) cũng không đủ!

Chúng ta hãy cùng nhìn vào “Báo cáo phân tích thị trường lao động số 61 (Ngày 29 tháng 1 năm 2016)” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thực hiện để thấy được tỉ lệ gia tăng về nhu cầu tuyển kỹ sư hệ thống như thế nào. Theo bản báo cáo này, vào năm 2016 nhu cầu tuyển tăng rất mạnh, gấp 3.25 lần.
※ Tỉ lệ gia tăng về nhu cầu tuyển kỹ sư hệ thống được biểu thị bằng con số thay đổi của “Kỹ sư viễn thông – xử lý thông tin”.

<Tỉ lệ thay đổi nhu cầu tuyển Kỹ sư viễn thông – xử lý thông tin >

Tăng 0.83 lần (Năm 2009)

Tăng 2.96 lần (Năm 2013)

Tăng 3.25 lần (Năm 2014)

Nhu cầu tuyển kỹ sư hệ thống ngày càng gia tăng, không hề có dấu hiệu giảm sức nóng. Chúng ta có thể thấy được xu hướng gia tăng đó bằng cách so sánh số người cần tuyển và số người tìm việc trong bản báo cáo trên.

<Số người cần tuyển, số người tìm việc, tỷ lệ gia tăng nhu cầu tuyển Kỹ sư viễn thông – xử lý thông tin năm 2009 và năm 2014>

  • Số người tuyển: 7,797 (năm 2009) 16,172 (năm 2014)
  • Số người tìm việc: 9,442 (năm 2009) 4,975 (năm 2014)
  • Tỷ lệ gia tăng nhu cầu tuyển: 0.83 lần (năm 2009) 25 lần (năm 2014)

Từ năm 2009 đến năm 2014, số người tuyển đã tăng vọt gấp hơn 2 lần. Tuy nhiên, số người tìm việc lại giảm xuống chỉ còn khoảng một nửa.

Đây là báo cáo được thực hiện ở những năm trước, tuy nhiên từ nay về sau vấn đề thiếu hụt kỹ sư hệ thống được dự đoán sẽ còn trở nên trầm trọng hơn.

Lí do:

  • Năm 2019 nguồn cung nhân lực sẽ giảm kỷ lục
  • Trái ngược với sự gia tăng nhu cầu tuyển Kỹ sư IT (ngành kỹ thuật công nghệ cao…), nguồn nhân lực lại đang giảm mạnh.

1.5 Lập trình Java cũng đang thiếu?

Kỹ sư lập trình Java liệu có tránh được vấn đề thiếu hụt nhân lực?

Hiện tại, Python là ngôn ngữ lập trình được đánh giá cao nhất và cũng đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Python chính là AI – hiện đang có cổ phần tăng trưởng số 1 (Python và ngôn ngữ R đều được sử dụng trong AI).

Tuy nhiên, Java cũng được cho là đang thiếu nhân lực. Hiện tại, Java là ngôn ngữ lập trình có thị trường số 1 trên thế giới. Cùng với sự phổ cập toàn cầu của smartphone, Java – ngôn ngữ lập trình của app Android nhanh chóng mở rộng thị trường của mình. Sở hữu ngôn ngữ trung gian và khả năng đối ứng đa nền tảng dù khác biệt platform, ngoài app Android, Java còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như app nghiệp vụ, Web site…

1.6 Kỹ sư hạ tầng cũng đang thiếu?

Nghiệp vụ của kỹ sư hạ tầng rất đa dạng. Những kỹ năng cần thiết về phần cứng máy tính đối với một kỹ sư hạ tầng bao gồm:

  • Giám sát
  • Vận hành
  • Cấu trúc
  • Bảo trì
  • Thiết kế

Ngoài ra, còn cần thêm những kiến thức về:

  • Server
  • Thiết bị phân tải
  • Cấu trúc của server Windows hay Linux của server OS

Nói một cách ngắn gọn, Kỹ sư hạ tầng cần phải nắm rõ được tất cả các sản phẩm và kỹ thuật để cấu trúc hệ thống network.

Những kỹ sư hạ tầng phụ trách nền tảng hệ thống phải đảm đương nghiệp vụ có trách nhiệm xã hội vô cùng lớn. Trường hợp xảy ra vấn đề ở hệ thống, cần nhanh chóng xử lý. Nếu phát sinh vấn đề làm việc xử lý nghiệp vụ của công ty khách hàng bị đình trệ, công ty khách hàng sẽ phải chịu tổn thất rất lớn, thậm chí hủy hoại cả bộ mặt của công ty. Hiện nay, thời đại mà mọi nghiệp vụ dù nhỏ nhất cũng đều được hệ thống hóa, chỉ cần có 1 chút sơ sót cũng sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống. Vì vậy, trường hợp phát sinh lỗi cần ưu tiên việc phục hồi hệ thống lên hàng đầu. Nói như vậy chúng ta mới thấy được công việc này vất vả, khó nhọc như nào!

Nhờ vào sự phổ biến của dịch vụ Cloud, các nghiệp vụ liên quan đến phần cứng được giảm tải, nhưng ngược lại kỹ sư hạ tầng cần phải nắm được kiến thức về Cloud. Tình trạng các kĩ sư hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng được hết sự thay đổi nhanh này cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực ở ngành này!

2. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt Kỹ sư IT là gì?

2.1 Quá nhiều kĩ thuật mới, kỹ sư IT không theo kịp tốc độ phát triển của thời đại

Như đã đề cập ở phần đầu, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản dự đoán vào năm 2020 sẽ thiếu hụt 48,000 Kỹ sư IT.

Nguyên nhân đầu tiên là nguồn cung nhân lực giảm do hệ lụy từ dân số giảm và lão hóa dân số.

Nguyên nhân thứ 2 là tốc độ update Kỹ thuật IT công nghệ cao đang quá nhanh.

Đứng trước nguy cơ đối mặt với những khó khăn này, để đảm bảo nguồn lực IT, chính phủ cũng đã bắt đầu triển khai những chính sách nhằm phát triển đào tạo nhân lực.

  • Từ năm 2020, đưa việc dạy lập trình vào chương trình giáo dục bắt buộc của cấp tiểu học.
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức Khóa kỹ thuật tên là “Reskill” dành cho các Kỹ sư IT trong khoảng từ 30 đến dưới 50 tuổi.

Lĩnh vực phát triển kỹ thuật IT công nghệ cao, vốn từ lâu đã được biết tới là “khát” nhân lực. Trong đó, phải kể đến 4 cái tên sau:

2.1.1 Unity

Định nghĩa về Unity (Nguồn Weblio)

Unity (tên gọi khác: Unity3D) là một “cross-flatform game engine” tạm hiểu là công cụ phát triển game đa nền tảng được phát triển bởi Unity Technologies. Lần đầu tiên nó được công bố chạy trên hệ điều hành OS X, tại Apple’s Worldwide Developers Conference vào năm 2005, đến nay đã mở rộng trên rất nhiều nền tảng.

Nguyên nhân thiếu kĩUnity:

  • Sức hút của trò chơi mạng xã hội
  • Nhu cầu về công nghệ VR (thực tế ảo) tăng cao

Ngoài ra Unity là game engine có tính ứng dụng cao như được sử dụng để phát triển mobile game, pachinko, game center… hay ngôn ngữ C# của Microsoft cũng có thể phát triển game bằng Unity. Vì vậy, Unity càng thêm “khát” nhân lực!

2.1.2 AI

Định nghĩa AI (Artificial Intelligence) (Nguồn: từ điển từ chuyên ngành IT)

AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Cụ thể quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự rút kinh nghiệm.

Nguyên nhân thiếu kĩ sư AI:

Như đã đề cập đến ở phần trên, ngôn ngữ dùng trong AI là Python và R. Cả 2 ngôn ngữ này đều có rất ít kĩ sư, đặc biệt là Python. Khi PHP và Ruby vẫn còn đang là ngôn ngữ lập trình hot, AI bỗng chuyển mình tạo trend mới, khiến cho Python trở thành ngôn ngữ lập trình “cung” không đủ “cầu”. Trong tương lai, có thể nói Python chắc chắn trở thành ngôn ngữ được nhiều người hướng tới.

2.1.3 Big data

Định nghĩa Big data (Nguồn: từ điển từ chuyên ngành IT)

Big data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Không có 1 định nghĩa chính xác về Big data, nó thường được dùng là thuật ngữ marketing của các maker hệ thống thông tin đối tượng hướng tới các doanh nghiệp.

Nguyên nhân thiếu kĩBig data:

Chuyên gia về Big data còn được gọi bằng danh hiệu “Nhà khoa học dữ liệu”. Ở Nhật chỉ có chưa đến 1000 người làm công việc này. Những bằng cấp sau được cho là sẽ có lợi tuy nhiên cũng không chắc chắn.

  • Oracle Master
  • Kỳ thi nhận định kỹ sư OSS-DB
  • Kiểm định thống kê

Các chuyên gia Big data còn được so sánh với AI, tuy nhiên nói cho cùng thì việc load 1 lượng dữ liệu lớn rồi sáng tạo ra sản phẩm mới sẽ chỉ con người mới có thể làm được!

2.1.4 Kỹ thuật cân bằng tải (Load balancing)

Định nghĩa về Load balancing

Cân Bằng Tải là việc phân bố đồng đều lưu lượng truy cập giữa hai hay nhiều các máy chủ có cùng chức năng trong cùng một hệ thống. Máy móc, hệ thống thực hiện việc chia tải được gọi là load balancer.

Nguyên nhân thiếu kỹ sư Load balancing:

Nguyên nhân giống với kỹ sư hạ tầng và kỹ sư network. Như đã nói ở phần kỹ sư hạ tầng, đây là công việc yêu cầu trách nhiệm cao, cần xử lý nhanh chóng khi xảy ra vấn đề, và đòi hỏi tính chuyên môn cao.

2.2 Độ tuổi trung bình của công ty công nghệ cao ngày càng trẻ hóa, kĩ sư trên 40 tuổi khó giữ được chỗ đứng

Hãy cùng tham khảo tư liệu sau đây.

Dù đang thiếu trầm trọng Kỹ sư IT nhưng gần như không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà tuyển dụng sẽ tuyển tầng lớp trung niên để lấp đầy “chỗ trống”. Trái ngược với tình trạng đó, số lượng tuyển dụng sinh viên mới ra trường, tuyển dụng những người có kinh nghiệm lại tăng gần gấp 10 lần.

“Tích cực tuyển dụng nữ giới”, “Tuyển dụng nhân lực người nước ngoài” cũng có tỉ lệ thấp hơn “Nâng cao năng suất” (gồm việc cải thiện process hoặc tool…)
Đây là thống kê của doanh nghiệp IT nói chung, đối với những doanh nghiệp chuyên về kỹ thuật IT công nghệ cao thì việc tuyển dụng nhân lực “có tuổi” còn bị “dè chừng” hơn nữa. Khả năng tuyển những kĩ sư từ 30 tuổi, 40 tuổi là cực kì thấp, và thậm chí dù có tuyển có lẽ họ cũng khó hòa nhập được với môi trường làm việc.

2.3 Thời gian làm việc trong công ty kỹ thuật công nghệ cao thường nhiều, các kĩ sư khó duy trì công việc lâu dài

Môi trường làm việc của dân IT công nghệ cao vô cùng khắc nghiệt. Đầu tiên là phải chiến đấu để phát triển mobile app trong thời kì khủng hoảng tài chính trước cú shock Lehman Brothers, hay thời kì sơ khai của smartphone…

Đến khi nền kinh tế khởi sắc thì lượng cung lại không đuổi kịp lượng cầu kĩ sư. Thời đại mà các chiến binh IT phải trải qua 1 chuỗi triền miên những ngày OT do thiếu nhân lực.

Sau cú shock khủng hoảng của anh em Lehman, môi trường lao động của kĩ sư hệ thống ngành tài chính đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên ở lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao thì có vẻ không có triển triển tốt hơn.

Nếu các kĩ sư đồng loạt bỏ việc vì môi trường lao động tàn khốc thì kết cục nghiêm trọng như nào chắc không cần nói các bạn cũng có thể tưởng tượng ra!

3.Lĩnh vực IT nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

Không cần tranh luận nhiều, đáp án chính là IT công nghệ cao!

3.1 Big data

Theo tài liệu trên, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã dự đoán Big data chính là ngành trong tương lai có thị trường phát triển nhất.

Ngoài ra, trong tài liệu “Sách trắng về sản xuất” năm 2016, Chính phủ Nhật Bản cũng đã nhấn mạnh: để có thể tăng cường sức cạnh trạnh trong nền công nghiệp sản xuất, cần phải tận dụng triệt để Big data và Robot, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với hiện trạng không thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực ngày càng gia tăng vì thực tế chỉ có khoảng 1000 chuyên gia data trên toàn nước Nhật.

3.2 Dịch vụ Web

Ngành Web cũng đang rất “đau đầu” với vấn đề thiếu nhân lực.

Theo “Kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và những chuyển biến trong tương lai của nguồn nhân lực IT” được thực hiện bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Kỹ sư Web cũng nằm trong nhóm “Nhân lực thiếu trầm trọng trong tương lai”, dự đoán vào năm 2020 sẽ thiếu 15,688 người.

3.3 Game

Sơ đồ này biểu thị sự thay đổi về các kỹ thuật mà nhà tuyển dụng mong có ở các kĩ sư từ năm 2015 đến năm 2016. Nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy Game kĩ sư đứng ở vị trí thứ 7, năm 2015 gần như bằng với AI. Khác với IOT hay AI, trong 1 năm Game không có bước đột phá lớn nhưng do thiếu kĩ sư Unity nên mặc nhiên Game cũng đang trong tình trạng cần bổ sung nhân lực.

3.4 AI

Theo dự đoán về thị trường kỹ thuật công nghệ cao đã nhắc tới ở Big data, AI là lĩnh vực có khả năng sở hữu thị trường phát triển nhất trong kỹ thuật IT công nghệ cao. Dựa vào tính toán của Sở nghiên cứu tổng hợp EY, ngành AI vào năm 2030 sẽ có quy mô thị trường lên đến khoảng 87 nghìn tỷ Yên.

Trong AI, ngành liên quan đến vận chuyển đang chiếm thị phần lớn nhất. Dựa vào dự đoán về sự mở rộng nhanh chóng của thị trường (ví dụ như lái xe ô tô tự động), ngành vận chuyển của AI thậm chí sẽ đạt trên 30 nghìn tỷ Yên.

3.5 IOT

Theo dự đoán về mở rộng thị trường kỹ thuật công nghệ cao, IOT là lĩnh vực có tốc độ phát triển thị trường chỉ đứng sau Big data. IOT – mạng lưới thiết bị kết nối Internet vẫn luôn duy trì được sự phát triển nhanh chóng của mình ở cả hai mặt BtoB và BtoC.

3.6 VR (thực tế ảo)

VR là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong Game, đang chứng tỏ sức hút của mình cùng với độ hot của game mạng xã hội. “Unity” (môi trường phát triển Game đã được đề cập ở phần 4.3 Game) là kỹ thuật được dùng trong cả VR. Như đã nói, số lượng kĩ sư trong ngành này không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển, và lĩnh vực VR cũng đang thiếu nhân lực.

Ở Nhật, chủ yếu chỉ có các công ty Game hoặc nhà sản xuất Game chú ý vào VR. Tuy nhiên, trên thế giới các công ty như Facebook, Google, Amazon… cũng đang để mắt đến tiềm năng lớn của VR, bắt đầu ứng dụng, ghi danh vào bản đồ ngành thị trường VR.

Ngoài game, ở Nhật VR còn được sử dụng trong các ngành sau:

  • Giải trí (attraction…)
  • Kiến trúc (kế hoạch đô thị, thiết kế kiến trúc…)
  • Ngành bất động sản (phân lô nhà đất…)
  • Du lịch
  • Giáo dục (Tham quan khoa xã hội…)
  • Y tế (Mô phỏng phẫu thuật…)
  • Thể thao (tạo cảm giác như xem trực tiếp ở sân thi đấu…)

3.7 Tiền ảo

Chắc mọi người vẫn còn nhớ tin tức gây chấn động về vụ xâm nhập Coincheck bất hợp pháp ở sàn giao dịch tiền ảo Nhật Bản năm 2018. Đây là sự kiện làm chúng ta phải suy ngẫm lại về vấn đề bảo mật của giao dịch tiền ảo. Theo thông báo đăng trên website của sàn giao dịch, tổng cộng khoảng 58 tỷ yên NEM đã bị tin tặc đánh cắp, và bất ngờ việc việc công bố sẽ bồi thường cho nhà đầu tư khoảng 48 tỷ yên.

Blockchain là kỹ thuật được sử dụng trong giao dịch tiền ảo. Các chuyên gia Blockchain (hay còn gọi là kĩ sư Blockchain) đang ngày càng được trọng dụng. IT có xu hướng thường tách biệt rõ ràng các nghiệp vụ, nhưng các kỹ sư Blockchain luôn được tuyển dụng như kĩ sư fullstaff.  Và với tính năng chống giả mạo vượt trội, Blockchain không chỉ được ứng dụng trong ngành tài chính, mà còn được sử dụng trong cả buôn bán bất động sản, đấu giá.

Tiền ảo vẫn chỉ đang ở giai đoạn mở đầu, vì vậy ngay bây giờ nếu bạn tranh thủ học Blockchain có lẽ sẽ là 1 cơ hội tốt. Tôi tin rằng nó còn giúp ích cho bạn ở nhiều lĩnh vực khác nữa!

4. Đối sách của vấn đề thiếu Kỹ sư IT là gì?

4.1 Chính phủ tổ chức những khóa học thực tiễn hướng đến đối tượng Kĩ sư từ 30 ~ dưới 50 tuổi

Mặc dù thị trường đang thiếu hụt Kĩ sư, nhưng những Kĩ sư 30~dưới 50 tuổi lại khó có thể đáp ứng yêu cầu của thời đại về các kỹ năng cần update. Như đã bàn ở mục 3-2 “Độ tuổi trung bình của xã hội công nghệ cao ngày càng trẻ hóa, kĩ sư trên 40 khó giữ được chỗ đứng”, dù thực tế đang thiếu hụt rất nhiều nhân lực Kỹ sư IT nhưng việc lấp đầy chỗ trống bằng Kĩ sư 30~dưới 50 tuổi là cực kỳ khó xảy ra.

Để giải quyết tình trạng này, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tổ chức khóa học update kỹ năng “Reskill”. Mục đích của khóa học nhằm hỗ trợ Kĩ sư 30 ~ dưới 50 tuổi học tập kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết vấn đề về nhân lực.

Tôi xin phép trích dẫn nội dung giới thiệu về khóa học “Reskill” từ Nikkei XTECH:

Chính phủ bắt đầu xây dựng chế độ hỗ trợ việc học hỏi kỹ thuật công nghệ cao. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kết hợp tổ chức khóa học, dự định sẽ hỗ trợ nhiều nhất là 70% phí học cho những người tham gia. Giới hạn số tiền hàng năm là 56 vạn yên. Đây chính là chế độ mà các Kĩ sư muốn học hỏi kỹ thuật mới, thăng tiến cao trong công việc không nên bỏ qua.

Dự đoán độ tuổi đối tượng tham gia là những Kĩ sư từ 30~ dưới 50 tuổi. Phó Phòng Xúc tiến Công nghệ Thông tin, Cục Chính sách Thông tin Kinh doanh, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ: “Tôi muốn các Kĩ sư phát triển hệ thống vừa phát huy kinh nghiệm vốn có của họ, vừa có thể học hỏi được thêm kỹ năng mới cần thiết trong thời đại AI”

4.2 Doanh nghiệp chấp nhận hình thức tuyển dụng linh hoạt: Freelance

Chúng ta hãy cùng nhìn lại báo cáo “Sách trắng về nhân lực IT năm 2017” để xem doanh nghiệp đang thực hiện những chính sách hiệu quả nào nhằm giải quyết vấn đề thiếu nhân lực

Theo báo cáo:

  • Vị trí thứ 1: Đẩy mạnh đào tạo nhân lực trong công ty
  • Vị trí thứ 2: Tuyển dụng – tận dụng nhân lực đa dạng

Về vị trí thứ 2: Tuyển dụng – tận dụng nhân lực đa dạng (49.0%) bao gồm cả việc tuyển dụng Freelance. Dù thủ tướng Abe cũng đang thực hiện chủ trương “Cải cách cách làm việc”, nhưng nếu doanh nghiệp không áp dụng lựa chọn tuyển Freelance thì rất khó có thể giải quyết được bài toán thiếu nhân lực.

4.3 Doanh nghiệp thực hiện phát triển Offshore

Cũng theo báo cáo “Sách trắng về nhân lực IT”, chính sách có hiệu quả để cải thiện bài toán về nhân lực IT phải kể đến “Công ty có 1001 nhân viên trở lên đang thực hiện phát triển offshore”. Phát triển offshore nghĩa là ủy thác việc phát triển software cho công ty nước ngoài hoặc công ty con ở nước ngoài. Từ sau cú shock Lehman, yêu cầu nguồn lao động giá ổn định để offshore hóa việc phát triển ngày càng thịnh hành.

Vậy lợi ích của Offshore là gì?

  • Phí thuê nhân lực rẻ
  • Dễ bảo đảm nguồn nhân lực
  • Ít rào càn về ngôn ngữ (ngôn ngữ programing)

Ở các nước khác, tùy vào mỗi nước sẽ có chính sách thực hiện đào tạo kĩ sư, vì vậy sẽ dễ dàng đảm bảo được nguồn nhân lực. Đất nước tiêu biểu là Việt Nam – nơi đang thu hút sự chú ý về phát triển Offshore rất thành công. Ngoài ra, vì các kĩ sư có ngôn ngữ chung – ngôn ngữ programing nên rào cản về ngôn ngữ ít cũng là điều kiện tốt.

Tuy nhiên, theo bản báo cáo trên chỉ ra, khi quy mô công ty càng lớn thì việc offshore hóa càng dễ thực hiện và đạt được thành công.

5. Nâng cao năng suất lao động để giải quyết bài toán thiếu nhân lực? Phương pháp là gì?

5.1 Tạo môi trường làm việc năng động, để nhân viên về sớm!

Tính từ thời điểm cú shock Lehman trở về trước, Kĩ sư được gọi tên là những chiến binh IT, phải chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt, mặc định thời gian được rời khỏi công ty là khi chuyến xe điện cuối cùng chạy. Tuy nhiên, hiện nay khi toàn xã hội kêu gọi cải thiện môi trường lao động, kĩ sư cũng không còn phải làm thêm giờ và đã có thể về nhà “đúng giờ”.

5.2 Lập mục tiêu hàng ngày

Đây vốn là nội dung cũ được nhắc đến nhiều rồi, nhưng chúng ta hãy cùng thử nhìn xem làm thế nào để kĩ sư có thể cải thiện năng suất làm việc.

5.2.1 Thiết lập mục tiêu

Xây dựng cụ thể mục tiêu. Khi đó, chúng ta sẽ có động lực thực hiện, và cũng có thể biết được để đạt được mục tiêu đó chúng ta cần phải đi những bước như thế nào.

5.2.2 PDCA

  • Plan:Lập kế hoạch
  • Do:Thực hiện
  • Check:Đánh giá
  • Action:Cải thiện

Đó là căn bản trong những cái căn bản, nhưng đừng quên nhé!

5.2.3 Lặp đi lặp lại “Tại sao” 5 lần

“Phân tích tại sao, tại sao” là phương pháp truy tìm nguyên nhân sự cố áp dụng ở xưởng chế tạo ô tô công ty Toyota, được ông Ono Taiichi cựu phó giám đốc công ty Toyota đề cập trong “Phương thức sản xuất của Toyota”.

Trong môi trường làm việc như công xưởng, chỉ cải thiện môi trường trước mắt thì vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề. Nếu không truy tìm lại ngọn nguồn vấn đề, lặp đi lặp lại 5 lần “Tại sao” thì chắc chắn sẽ không thể tìm ra được cách cải thiện tốt nhất.

6. Các nước khác có đang gặp phải tình trạng thiếu kĩ sư?

Thiếu Kĩ sư đang là vấn đề mang tính toàn cầu.

Theo “Nhật báo trung ương” của Hàn Quốc, nhân lực IT của Hàn Quốc vào năm 2018 được dự đoán sẽ thiếu 10.000 người. Và theo “InternetAcademy” của Mỹ, ở Mỹ vào năm 2014 thiếu 400.000 Kỹ sư IT, và năm 2020 sẽ thiếu khoảng 1.000.000 người.

Cùng với việc cải cách kỹ thuật IT, nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư IT cũng gia tăng. Nhưng đáng tiếc rằng vấn đề nhân lực suy giảm là tình trạng được dự đoán trên toàn thế giới.

Bản dịch được thực hiện bởi PadiTech

Nguồn: arma-search.jp

93.953 Lượt xem
         

BẠN CẦN TRAO ĐỔI HAY TƯ VẤN VỀ DỰ ÁN MỚI?新規プロジェクトについてのご相談はこちら

Hãy liên hệ ngay với với chúng tôi qua điện thoại, email hoặc bằng cách điền mẫu này! どんな案件でもご相談を承りますので、お気軽にお問い合わせください。
         Mẫu liên hệ ご相談はこちらからどうぞ